Măng cuốn thịt – Món ăn độc đáo của ẩm thực Hà Giang

Từ rất lâu rồi, cao nguyên đá Hà Giang luôn được người ta nhắc đến như một vùng đất với rất nhiều những địa điểm vô cùng hùng  vĩ bởi vùng đất này có rất nhiều hình ảnh đẹp như núi non trùng điệp, hoa tam giác mạch, Công viên Địa chất bên cạnh đó con người nơi đây cũng hết sức thân thiện và hiếu khách. Bên cạnh thiên nhiên, một điều khiến cho nơi đây trở nên hấp dẫn du khách nữa đó là nét đặc biệt của ẩm thực, đã nói đến ẩm thực Hà Giang thì nhất định phải nhắc đến một món ăn đó là măng cuốn nhồi thịt.

Măng cuộn thịt Hà Giang
Măng cuộn thịt Hà Giang

Để chế biến đươc món ăn này không hề khó, thế nhưng điều quan trọng nhất đó là nguyên liệu chính của món này: măng vầu. Ở vùng đất Hà Giang, người ta còn gọi măng vầu với cái tên là măng đắng, loại măng này được hái vào khoảng thời gian tháng Chạp âm lịch bởi đó là lúc dễ lựa chọn ra được những đọt măng non và ngon nhất.

Bước đầu tiên, sau khi măng vầu  được mang về sẽ được đem luộc đến khi thật chín để làm giảm bớt đi vị đắng, ngâm trong muối để khử bớt độ chua cùng với cái mùi nồng của măng. Măng sau khi luộc sẽ được vớt ra để cho nguội rồi đem cuốn cùng với thịt.

Măng vầu
Măng vầu

Bước tiếp theo đó là chế biến phần nhân. Nhân của món măng nhồi thịt này được chế biến ra bởi thịt gà được băm thật nhuyễn rồi trộn cùng với các loại thực phẩm khác như trứng, hành, rau răm và hạt tiêu. Bạn đơn giản chỉ cần xúc nhân sau đó để lên bên trên lớp măng, rồi cuốn lớp măng lại một cách thật đều tay cho chặt rồi bỏ vào nồi hấp. Đợi đến khi măng đã mềm và chín là có thể vớt ra. Hương vị hơi ngọt kết hợp cùng với một chút hơi đăng đắng của măng vầu hòa quyện cùng thịt gà băm nhuyễn, mùi thơm đến từ lá rau răm tạo thành một món ăn hết sức nhẹ nhàng, món đặc sắc nổi tiếng của du lịch Hà Giang.

Bên cạnh nguyên liệu chính là thịt gà, có rất nhiều người còn dùng thịt lợn, để làm được phần nhân ngon thì cần lựa chọn thịt ba chỉ có cả nạc cả mỡ để giúp tăng thêm vị ngon của món ăn. Thịt lợn cũng được đem trộn cùng với trứng, rau răm cho khi khi bỏ thêm gia vị tránh để nhân quá mặn bởi vì nếu như quá mặn thì khi cuốn lớp măng sẽ làm cho măng bị nhờn nhợn đắng.

Công đoạn cuối cùng, một công đoạn cũng vô cùng quan trọng đó là pha chế nước chấm. Ngày xưa, người dân Hà Giang thường nấu nước mẻ, cho khoảng ba thìa mẻ vào trong chảo rán sao cho thật vàng rồi đổ thêm nước, cùng với các loại gia vị vào, thế là đã có một bát nước chấm với hương vị chua chua, thơm nức mũi rồi. Thế nhưng hiện nay có nhiều người đã sử dụng nước chấm tỏi ớt để tiện lợi hơn.

Ẩm thực